Các Thông Số Kỹ Thuật Của Đèn Led

Là người đi mua các sản phẩm về điện trong gia đình, đặc biệt là đèn chiếu sáng, ngoài công suất tiêu thụ điện năng của sản phầm (Watt), bạn có bao giờ quan tâm đến các thông số khác mà nhà sản xuất công bố trên bao bì sản phẩm chưa? Qua bài viết này, Siêu thị điện 24h sẽ giới thiệu các thông số kỹ thuật đèn led của một sản phẩm chiếu sáng, giúp bạn hiểu rõ về giá trị của sản phẩm mà bạn mua.

Quang Thông

Quang Thông

Quang thông được định nghĩa là đơn vị dùng để tính lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng trong 1 giây.

Là thông số mà người dùng cần phải quan tâm nhất khi mua một sản phẩm chiếu sáng. Quang thông càng cao đồng nghĩa với việc người dùng sẽ nhận được càng nhiều lượng ánh sáng từ một nguồn sáng. Là đơn vị dùng để so sánh độ sáng của 2 sản phẩm.

Đơn vị: lumen (lm)

Ví dụ:

“Bóng đèn huỳnh quang” Lifemax TL-D 1m2 36w 2.500 lumen
Bóng đèn huỳnh quang Brightboost 1m2 36w 3.250 lumen
“Bóng đèn compact” Essential 18w E27 1.400 lumen
“Bóng đèn Led bulb” Philips Mycare 12w E27 1.400 lumen

Quang Hiệu/ Hiệu Suất Năng Lượng

Quang Hiệu/ Hiệu Suất Năng Lượng

Được định nghĩa là khả năng chuyển hóa từ điện năng sang quang năng của bóng đèn.

Quang hiệu là thông số thứ 2 người dùng cần quan tâm khi mua đèn Led. Quang hiệu sẽ cho người dùng thấy khả năng sử dụng năng lượng của một sản phẩm, từ đó có thể dễ dàng so sánh khả năng tiết kiệm năng lượng của 2 sản phẩm.

Đơn vị: lumen/watt (lm/w)

Ví dụ:

Bóng đèn huỳnh quang Lifemax TL-D 1m2 36w 69,5 lumen/watt
Bóng đèn huỳnh quang Brightboost 1m2 36w 90 lumen/watt
Bóng huỳnh quang compact Essential 18w E27 78 lumen/watt
Bóng đèn Ledbulb Philips Mycare 12w E27 117 lumen/watt

Độ Rọi

Độ Rọi

Được định nghĩa là lượng ánh sáng chiếu lên một đơn vị bề mặt.

Trong thiết kế chiếu sáng cho một dự án, độ rọi là thông số mà người thiết kế và người sử dụng quan tâm. Tùy theo vị trí hoặc nhu cầu ứng dụng chiếu sáng mà cần những tiêu chuẩn độ rọi khác nhau.

Độ rọi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có quang thông của nguồn sáng và khoảng cách từ nguồn sáng đến bề mặt cần sử dụng ánh sáng quyết định lớn đến độ rọi.

Ký hiệu: E

Đơn vị: lux (lumen/m2)

Ví dụ:

  • Độ rọi ngoài trời dưới ánh sáng mặt trời tự nhiên
  • Độ rọi trong sân vận động cần thiết để ghi hình
  • Độ rọi cần thiết để làm việc trong văn phòng
  • Độ rọi cần thiết trong nhà máy

Độ Chói

Độ Chói

Được định nghĩa là lượng ánh sáng phản xạ từ một đơn vị bề mặt từ một góc nhất định.

Trong tiêu chuẩn EyeComfort của Philips, độ chói được xem là một đại lượng gây nên những hiệu ứng không tích cực cho mắt. Độ chối đại khái được xem như là lượng ánh sáng dư thừa so với khả năng sử dụng ánh sáng bình thường của mắt.

Độ chói được sử dụng trong:

  • Bề mặt phát sáng (bóng đèn, luminaires)
  • Bề mặt phản xạ (mặt đường, mặt bàn….)

Ký hiệu: L

Đơn vị: cadela/m2 (cd/m2)

Nhiệt Độ Màu

Nhiệt Độ Màu

Là đại lượng dùng để thể hiện màu của nguồn sáng, với ký hiệu là K (Kelvin)

Nhiệt độ màu thấp: cảm giác ấm áp (tông màu ấm)

Nhiệt độ màu cao: cảm giác mát/lạnh (tông màu lạnh)

Chỉ Số Hoàn Màu

Chỉ Số Hoàn Màu

Là đại lượng thể hiện khả năng nguồn sáng có thể tái hiện lại màu sắc của vật thể, được hiểu đại khái như là chất lượng của ánh sáng được cung cấp bởi nguồn sáng. Là một trong đại lượng trong bộ tiêu chuẩn EyeComfort của Philips

Chỉ số càng cao (càng gần giá trị 100) thì màu sắc của vật thể càng trung thực.

Với tất cả thông tin cơ bản về chiếu sáng này, hy vọng bạn sẽ có những lựa chọn đúng đắn cho nhu cầu và xứng đáng giá trị. Tại Siêu thị điện 24h, chúng tôi cung cấp các sản phẩm với đầy đủ các thông số kỹ thuật cơ bản nhất, cùng với tính năng so sánh sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn trực quan hơn trong việc chọn mua sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *